Giải Đáp Thắc Mắc – Quy Trình Làm Rượu Sake Như Thế Nào?
Rượu Sake Nhật Bản là một trong những loại rượu nổi tiếng nhất trong nền văn hóa ẩm thực phong phú của xứ sở phù tang. Đây cũng là loại rượu được nhiều người nước ngoài ưa chuộng mỗi khi nhắc đến rượu truyền thống của Nhật. Mặc dù nổi danh là thế, nhưng không phải ai cũng biết rượu sake Nhật Bản được làm từ những nguyên liệu đặc biệt nào. Để có thể hiểu tường tận về loại rượu trứ danh này, hãy cùng Rượu Plaza tìm hiểu về chúng nhé.
Bạn đã biết gì về rượu Sake?
Rươu Sake Nhật Bản là loại rượu được người Nhật phát minh ra cách đây hàng trăm năm, có thể nói Sake được pha chế và chế biến theo gout của người Nhật về hương vị và nồng độ, cũng như quy trình chưng cất rượu hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nền văn hóa nào, điều đó làm cho người Nhật tự hào rằng Sake là thứ quốc hồn quốc túy của mình.
Kỹ thuật nấu rượu sake được coi là thứ quy trình bí mất nhất thế giới. Dù bạn có thể biết được những bước cơ bản trong quy trình, nhưng bạn sẽ không bao giờ có thể nấu được thứ rượu chuẩn như những người Nhật chính thống.
Nguyên liệu làm rượu sake?
Rất nhiều người lầm tưởng rằng rượu sake làm từ loài cá sake ( một loài cá khá nổi tiếng ở Nhật ), thế nhưng trên thực tế, rượu sake được làm từ gạo đặc biệt, nước và một loại vi khuẩn có tên là Koji cùng với men rượu Sake.
Quy trình chế biến rượu sake thượng hạng
Để có thể mang đến một chai rượu sake đến tay người dùng, người ta phải thực hiện một quy trình hết sức nghiêm ngặt, từ khâu chọn lựa giống gạo cho đến khâu ủ rượu, tất cả công đoạn phải mất từ 6 đến 12 tuần.
Quy trình xay xát gạo được gọi là Seimai, người thợ làm rượu sẽ xay gạo cho đến khi tinh bột vẫn còn, mất khoảng 2-3 ngày. Hạt gạo thô mà chúng ta sử dụng hàng ngày có rất nhiều protein, chất béo và nhiều chất khác làm giảm mùi thơm. Tỷ lệ xay xát gạo được người Nhật gọi là Seimaibuai và đó là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá độ ngon của rượu.
Sau khi xay xát gạo, người thợ làm rượu sẽ phải rửa gạo, ngâm và nấu thành cơm. Công đoạn này sẽ mất khoảng 1 ngày. Tiếp đến họ sẽ để gạo lên men và đây cũng là công đoạn quan trọng nhất. Đầu tiên họ rắc nấm Koji lên trên cơm và để chúng trong 35 -48 tiếng.
Tinh bột sẽ phân hủy và biến thành đường. Để có thể tạo ra mùi vị thơm ngon của rượu Sake, người thợ buộc phải có kinh nghiệm trong việc kiểm soát nhiệt độ và thực hiện quy trình lên men trong một căn phòng được duy trì nhiệt độ cao và độ ẩm ổn định.
Quy trình lên men tối thời gian lâu nhất trong các công đoạn lên men rượu sake, có thể sẽ phải tốn tới 18 -32 ngày. Khi quá trình lên men kết thúc, rượu sẽ được nén ép và được chia thành những loại như: Seishu ( rượu trắng nước trong) hoặc Sakekasu ( rượu có cặn trắng ).
Hầu hết các loại rượu đều được ủ để tiệt trùng một lần, mục đích của bước này là diệt vi khuẩn, nấm men và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng rượu. Kết thúc bước này sẽ cho ra loại rượu sake với chất lượng cao mà chúng ta được thưởng thức.
Thực ra có rất nhiều người đã thử chưng cất rượu sake, thế nhưng cho đến nay vẫn không ai có thể sản xuất ra loại rượu sake tuyệt hảo như những nghệ nhân làm rượu của xứ Phù Tang. Thay vì phải tốn thời gian và công sức làm ra một thứ rượu na ná rượu sake, tại sao không tìm đến một địa chỉ cung cấp rượu sake tại Việt Nam?
Thấu hiểu niềm đam mê của những người yêu rượu Sake, Rượu Plaza hân hạnh mang đến cho thực khách Việt Nam những chai rượu Sake chính hãng từ Nhật Bản với một mức giá ưu đãi, và một chính sách bán hàng tuyệt vời. Bạn đã thử uống rượu sake chưa nào?